Lỗi Màn Hình Máy Tính Tối Đen – Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Lỗi Màn Hình Máy Tính Tối Đen – Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Lỗi nguồn điện cho màn hình và máy tính

Nguyên nhân thường gặp nhất của màn hình tối đen là việc cấp nguồn cho chiếc màn hình đó. Nếu hiện tượng này xảy ra ngay lúc khởi động máy tính, bạn hãy quan sát xem chiếc đèn Power ở cạnh màn hình có sáng hay không. Nếu nó không sáng, bạn hãy nhấn nút mở nguồn ở gần đó.

Nếu đèn nguồn vẫn chưa lên, bạn kiểm tra tiếp xem đã cắm dây cáp nguồn màn hình vào ổ cắm hay chưa. Bạn cũng có thể cắm quạt hay bóng đèn vào ổ cắm để thử xem việc cấp nguồn từ ổ điện đó là ổn định.

Trường hợp màn hình LCD của bạn được cấp nguồn thông qua bộ nắn điện, thì bạn cũng phải kiểm tra xem adaptor đó có còn dùng được hay không. Sử dụng đồng hồ đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện của bộ nắn điện. Hoặc bạn cũng có thể thử bằng một bộ nắn điện khác có công suất, cường độ và hiệu điện thế tương đương.

adapter 1

Bạn cũng cần kiểm tra xem máy tính đã được cấp nguồn và khởi động hay chưa. Nếu máy tính chưa được cấp nguồn, và bạn nhấn nút khởi động, thì không có tín hiệu hình ảnh nào được phát lên màn hình, và nó cũng sẽ tối đen. Những loại màn hình mới, khi không nhận được tín hiện sẽ có thông báo No Signal. Tuy nhiên, với các loại màn hình cũ, nhất là loại CRT, thì khi không có tín hiệu, màn hình chỉ có một màu đen.

no20signal

Lỗi do card màn hình

Trong quá trình khởi động, nếu màn hình tối đen, đồng thời bạn lại nghe những tiếng bíp lạ, thường là một tiếng bíp dài, theo sau đó là ba tiếng bíp ngắn, thì chắc chắn là card màn hình của bạn đang bị lỗi.

Bạn phải tắt nguồn, đeo vòng chống tĩnh điện, trước khi tiến hành khảo sát lỗi này. Các bước làm sạch và gắn chặt lại card màn hình như sau. Bạn tháo nó ra khỏi khe cắm, dùng vải khô lau sạch các mạch tiếp xúc, hoặc dùng một cục tẩy để làm sạch chất rỉ sét đang có trên các thanh tiếp xúc. Kế tiếp bạn cũng dùng một bình nén khí để thổi sạch bụi trong khe cắm card đồ họa trên bo mạch chủ.

Trên một số loại card đồ họa loại cũ, con chip đồ họa là loại gắn rời và sau thời gian sử dụng nó có thể bị mất tiếp xúc với card. Bạn chỉ cần dùng tay nhấn nhẹ để đè con chip vào đúng vị trí của nó, trước khi lắp card trở vào bo mạch chủ.

bo20me1baa1ch20che1bba7

Một trường hợp khác hay gặp là bạn vừa gắn thêm một chiếc card đồ họa mới. Vấn đề là máy tính đó đã có sẵn một card đồ họa tích hợp sẵn trên bo mạch chủ, và card đồ họa mới không hoạt động, dẫn đến việc màn hình tối đen. Giải pháp là bạn phải tiến hành tắt card đồ họa gắn sẵn, để bo mạch chủ chuyển luồng tín hiệu video sang hiển thị trên card đồ họa mới. Tùy từng loại BIOS, bạn sẽ có thể chỉ cần chọn Disable cho mục Onboard Video Settings, hay phải mở thùng máy ra, để cắm lại các bộ nối (jumper) trên bo mạch chủ.

Onboard%20Video%20Settings

Lỗi do cáp nối giữa card đồ họa và màn hình

Một nguyên nhân cũng hay gặp khác, không do card đồ họa, và cũng không phải do màn hình, mà lỗi nằm ở phần cáp nối. Tình trạng nhận thấy là màn hình khi mang sang máy tính khác vẫn hoạt động tốt. Trường hợp này, là dây cắm từ màn hình vào card đồ họa không chặt, và bạn chỉ việc tháo ra lắp lại, sau đó siết thêm hai ốc giữ ở hai bên.

Ngoài ra, bạn cũng nên quan sát toàn bộ sợi cáp VGA xem nó có bị côn trùng cắn đứt hay vặn xoắn làm gãy ở đoạn nào hay không. Việc dùng một sợi cáp mới để thử nghiệm cũng sẽ giải quyết nhanh tình huống này.

Lỗi do ép xung hay sai phần mềm điểu khiển card đồ họa

Nếu cài đặt sai phần mềm điều khiển (driver), bạn sẽ thấy máy tính vẫn khởi động bình thường, nhưng sau khi hệ điều hành Windows được kích hoạt, thì màn hình bắt đầu tối đen. Cách giải quyết là bạn khởi động lại máy tính bằng chế độ Safe Mode. Khi vào được hệ điều hành, bạn vào mục Device Manager, bấm phải chuột trên mục Display Adapter, rồi tìm tên card đồ họa đang bị lỗi với dấu hiệu hình tam giác màu vàng và dấu chấm than bên cạnh trái. Bạn bấm phải chuột trên mục đó, chọn Update Driver Software, rồi thực hiện theo từng bước để cập nhật driver cho card đồ họa này. Cuối cùng, bạn khởi động lại máy tính.

Display%20Adapter

Việc ép xung (overclocking) làm cho card màn hình hoạt động mạnh mẽ hơn, nhưng nó cũng dễ gây ra các nguy cơ làm cho hệ thống không thể khởi động, và màn hình tối đen. Nếu chưa có kinh nghiệm xử lý, tốt nhất là bạn trả card đồ họa về chế độ hoạt động và nhịp xung mặc định.

Cẩn thận khi tháo vỏ màn hình

Nếu không phải là người có kinh nghiệm về sửa chữa điện tử, thì tuyệt đối bạn không bao giờ được tháo vỏ màn hình ra để chạm vào bên trong. Dấu hiệu cảnh báo phía sau màn hình cho biết bên trong nó có một tụ điện với cường độ dòng điện rất cao. Trong các màn hình LCD thì nguồn điện nhà để nó hoạt động cũng có hiệu điện thế lên đến 220V. Chú ý rằng các nguồn điện hiệu điện thế cao này sẽ còn tồn tại bên trong màn hình, dù bạn đã rút dây cấp nguồn của nó ra khỏi ổ cắm.

danger

Nguồn: echip

Bạn có thể tham khảo thêm máy tính bàn, máy in, màn hình hay Router tại đây:

http://maytinhdeban.xyz

http://mayinchuyendung.com

http://hung-thinh.com.vn

http://draytekvietnam.com

http://manhinhchuyendung.com